Bát-nhã Tâm Kinh: Ngữ pháp đoạn 2

nguphap2

3- Ngữ pháp

iha śāriputra      Này Xá-lợi-phất

* शारिपुत्र sāriputra (m.) → sāriputra (voc., sing)

sāriputra (Xá-lợi-phất) là danh từ nam tính (m.) có âm cuối–a, ở Hô cách (voc.), số ít (sing.) giữ nguyên gốc.[1]

Ø sāriputra (Xá-lợi-phất) ở Hô cách (lời gọi), đây là ngài Quán Tự Tại gọi ngài Xá-lợi-phất.

rūpaṃ śūnyatā      Sắc tức là Không

* रुप rūpa (n.) → rūpam (nom., sing)

rūpa (sắc) là danh từ trung tính (n.) có âm kết thúc –a, biến đổi ở Chủ cách (nom.), số ít (sing.) là rūpam[2]

* रूपम् rūpam → rūpaṃ

m → ṃ theo qui luật kết thúc vần m.[3]

Ø rūpaṃ (sắc) là chủ từ trong câu.

* शून्यता  śūnyatā (f.) → śūnyatā (nom., sing)

śūnyatā (không) là danh từ nữ tính (f.) có âm kết thúc –ā ở Chủ cách (nom.), số ít (sing.), sẽ giữ nguyên dạng gốc, không thay đổi.[4]

Ø Trong câu này động từ ẩn sẽ là as (là) và vị từ śūnyatā (không) cũng ở Chủ cách.[5]


śūnyataiva rūpam     Không chính là Sắc

* śūnyatā + eva → śūnyataiva

Hai chữ viết liền nhau theo luật Sandhi: a/ā + e → -ai- .[6]

Ø Câu này cũng vậy, nhưng 2 chữ đổi vị trí cho nhau. Lúc này śūnyatā (không) sẽ làm chủ từ và rūpam (sắc) làm vị từ, có thêm eva (cũng) có ý nhấn mạnh.


rūpānna pṛthak śūnyatā     Sắc chẳng khác Không

* rūpāt (sắc) + na (không có) → rūpānna

Hai chữ viết liền nhau theo luật Sandhi: -t + âm mũi- → -nn-[7]

* रूप rūpa (n.) → rūpāt  (abl., sing.)

rūpa ở sự kiện Nguyên ủy (abl.), số ít (sing.) là rūpāt.[8]

Ø rūpa (sắc) ở sự kiện Nguyên ủy (abl.) chỉ khởi điểm của sự chuyển động hoặc truyền trao (từ đâu → từ sắc).


rūpānna pṛthak śūnyatā                 Sắc chẳng khác Không
śūnyatāyā na pṛthag rūpam           Không chẳng khác Sắc

* शून्यता śūnyatā (f.) → śūnyatāyāḥ (abl., sing.)

śūnyatā ở sự kiện Nguyên ủy (abl.), số ít (sing.) là śūnyatāyāḥ.

* śūnyatāyāḥ + na → śūnyatāyā + na

śūnyatāyāḥ mất ḥ cuối theo luật Sandhi:

-āḥ + mẫu âm/phụ âm có phát âm → -ā + mẫu âm/ phụ âm có phát âm.[9]

* पृथक् pṛthak (khác) có âm kết thúc là k gặp chữ kế sau nó là rūpam có âm khởi đầu là phụ âm có phát âm r nên k được đổi thành g (pṛthag).

Ø Câu này cũng giống câu trên, 2 chữ đổi vị trí cho nhau: śūnyatāyāḥ (không) ở sự kiện Nguyên ủy (abl.) có nghĩa từ Tính không.


śūnyatāyā na pṛthag rūpam      Không chẳng khác Sắc (Sắc có nguồn gốc từ Không)
yadrūpaṃ sā śūnyatā                 Cái gì là Sắc thì cái đó là Không

* तद् tad → sā (f., per. 3, nom., sing.)

tad là nhân xưng đại danh từ ngôi 3 biến đổi ở nữ tính (f.), Chủ cách (nom.), số ít (sing.) là sā.[10]

Ø 2 chữ yad, tad này được kết cấu thành 1 câu quan hệ dạng:  yad… tad           ai/cái gì mà… người/cái ấy

yad biến đổi theo rūpaṃ (sắc) ở trung tính (n.), Chủ cách (nom.), số ít là yat.

tad biến đổi theo śūnyatā (không) ở nữ tính (f.), Chủ cách (nom.), số ít là sā.

* yat + rūpaṃ → yadrūpaṃ

2 chữ viết liền nhau theo luật Sandhi 14: -t + y/r/v- → -d-y/r/v-[11]


yā śūnyatā tadrūpam          Cái gì là Không thì cái đó là Sắc

* यद् yad → yā (f., per. 3, nom., sing.)

Đại từ liên hệ yad biến đổi ở nữ tính (f.), Chủ cách (nom.), số ít (sing.) là yā.[12]

* तद् tad → tat (n., per. 3, nom., sing.)

Nhân xưng đại danh từ ngôi 3 tad biến đổi ở trung tính (n.), Chủ cách (nom.), số ít (sing.) là tat.[13]

Ø Câu này cũng là dạng câu quan hệ giống trên.

yad biến đổi theo śūnyatā (không) ở nữ tính (f.), Chủ cách (nom.), số ít là yā.

tad biến đổi theo rūpaṃ (sắc) ở trung tính (n.), Chủ cách (nom.), số ít là tat.

* tat + rūpam → tadrūpam

Giống chữ yadrūpaṃ ở trên, tat kết hợp với rūpam cũng biến đổi theo luật Sandhi[14] thành tadrūpam.


evameva vedanā­saṃjñāsaṃskāravijñānāni     Thọ tưởng hành thức cũng lại như thế

* evam (như thế) + eva (cũng ) = evameva (cũng lại như thế)

Phụ âm cuối của chữ trước gặp mẫu âm đầu của chữ sau thường viết liền nhau.

* vijñāna (n.) → vijñānāni (nom., plur.)

Danh từ trung tính vijñāna có âm kết thúc –a, được chia ở Chủ cách (nom.), số nhiều (plur.) là vijñānāni.

* [vedanā + ­saṃjñā + saṃskāra + vijñānāni] (dva.) = vedanāsaṃjñāsaṃskāravijñānāni

Đây là hợp từ Dvandva (dva.), gồm các thành phần là những danh từ (giống nhau về từ loại): vedanā (thọ), saṃjñā (tưởng), saṃskāra (hành), vijñānāni (thức). Và chỉ có thành phần cuối vijñānāni biến đổi theo ngữ cảnh ở Chủ cách (nom.), số nhiều (plur.).[15]



[1] Xem phụ lục Bảng từ hình biến hóa của danh từ nam tính có âm cuối -a.
[2] Xem phụ lục Bảng từ hình biến hóa của danh từ trung tính có âm cuối -a.
[3] Quy luật kết thúc vần m: Nếu một từ kết thúc bằng âm -m và chữ kế sau nó bắt đầu bằng một phụ âm thì -m được chuyển ra tùy âm -ṃ.
[4] Xem phụ lục Bảng từ hình biến hóa của danh từ nữ tính có âm cuối -ā.
[5] Trong Phạn ngữ, động từ chỉ sự liên hệ thường vắng mặt, như động từ as (thì, mà, là, ở,…).

Như trong bài, rūpaṃ śūnyatā (sắc là không) thì động từ as (là) không được ghi. Nếu viết đầy đủ sẽ là: rūpaṃ śūnyatāsti (rūpam śūnyatā asti)

Động từ as chia ở hiện tại, ngôi 3 là asti, chữ a đầu của nó gặp ā cuối của śūnyatāsti theo luật Sandhi sẽ nhập vào chữ này thành śūnyatāsti.

śūnyatā lúc này cũng ở Chủ cách, số ít với chức năng vị từ trong câu.
[6] Luật Sandhi 8: a/ā + e → -ai-

Âm cuối ā của śūnyatā gặp âm e đầu của eva thì ā đổi thành ai và e được bỏ, 2 chữ viết liền nhau → śūnyataiva.
[7] Theo luật Sandhi 19:  -t + âm mũi- → -nn-

rūpāt (sắc) có âm kết thúc t gặp chữ na (không có) kế sau nó có âm khởi đầu là âm mũi n (Xem phụ lục Bảng chữ cái trong Phạn ngữ) nên t đổi thành n và 2 chữ viết liền nhau (rūpānna).
[8] Xem phụ lục Bảng từ hình biến hóa của danh từ trung tính có âm cuối -a.
[9] Theo luật Sandhi 4:
-āḥ + mẫu âm/phụ âm có phát âm → -ā + mẫu âm/ phụ âm có phát âm
śūnyatāyāḥ có âm cuối āḥ gặp na có âm đầu là phụ âm có phát âm n (Xem phụ lục Bảng chữ cái trong Phạn ngữ) thì ḥ sẽ được bỏ đi (śūnyatāyā).
[10] Xem phụ lục Bảng từ hình biến hóa của nhân xưng đại danh từ ngôi 3.
[11] Theo luật Sandhi 14: -t + y/r/v- → -d-y/r/v-
yat có âm cuối t gặp chữ kế sau nó là rūpaṃ có âm đầu là r nên t biến thành d và 2 chữ viết liền nhau (yadrūpaṃ).
[12] Bảng từ hình biến hóa của yad cũng giống tad.
[13] Xem phụ lục Bảng từ hình biến hóa của nhân xưng đại danh từ ngôi 3.
[14] Luật Sandhi 14: -t + y/r/v- → -d-y/r/v-
[15] Hợp từ Dvandva (dva.) là hợp từ kết hợp nhiều thành phần với nhau với hình thức liệt kê. Những thành phần này giống nhau về từ loại (cùng là danh từ hoặc cùng là tính từ…) và chỉ có thành phần sau cùng là biến đổi theo ngữ cảnh.

Xem thêm phụ lục Hợp từ.

Bát Nhã Tâm Kinh: Đoạn 2

ĐOẠN 2

इह शारिपुत्र रूपं शून्यता शून्यतैव रूपम्। रूपान्न पृथक्‌ शून्यता शून्यताया न पृथग् रूपम्। यद्रूपं सा शून्यता या शून्यता तद्रूपम्। एवमेव वेदनासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि

iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpam| rūpānna pṛthak śūnyatā śūnyatāyā na pṛthag rūpam| yadrūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tadrūpam| evameva vedanā­saṃjñāsaṃskāravijñānāni

Này Xá-lợi-phất, sắc tức là không, không chính là sắc. Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc. Cái gì là Sắc thì cái đó là Không, cái gì là Không thì cái đó là Sắc.

Thọ tưởng hành thức cũng lại như thế.

1- Liên từ khó

त्र tra (त् t + र ra), न्न nna (न् n + न na), ज्ञा jñā (ज् j + ञा ñā)

2- Từ ngữ

इह iha (ind.) = ở đây, ở chỗ này, trong chỗ này

शारिपुत्र śāriputra (m.) = Xá-lợi tử, Xá-lợi-phất舍利弗 (tên 1 vị Đại đệ tử của Phật)

रूप rūpa (n.) = sắc, sắc tướng 色

शून्यता śūnyatā (f.) = tính không 空, sự trống rỗng

एव eva (ind.) = vậy đó, vậy chứ, cũng là 亦復 (từ nhấn mạnh)

एवम् evam (ind.) = như thế 如是

न na (ind.) = không 不 (phủ định)

पृथक्‌ pṛthak (ind.) = khác biệt 異 , khác so với…

यद् yad (đại từ liên hệ) = cái ấy, cái gì

तद् tad = anh, chị, nó… (nhân xưng đại danh từ ngôi thứ 3)[1]

वेदना vedanā (f.) = thụ, sự cảm thụ 受

संज्ञाsaṃjñā (f.) = tưởng 想

संस्कार saṃskāra (m.) = hành 行

विज्ञान vijñāna (n.) = thức, sự nhận thức 識


[1] Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ 3 tad biến đổi ở Chủ cách (nom.), số ít (sing.):

ở nam tính là saḥ, ở trung tính là tat, ở nữ tính là .

Xem phụ lục Bảng từ hình biến hóa của nhân xưng đại danh từ ngôi 3.

(Phần Ngữ Pháp sẽ post vào tuần tới)

Tâm Kinh- nhạc tiếng Phạn

āryāvalokiteśvarabodhisattvo gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma. pañca skandhāḥ, tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma.

iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpam| rūpānna pṛthak śūnyatā śūnyatāyā na pṛthag rūpam| yadrūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tadrūpam| evameva vedanā­saṃjñāsaṃskāravijñānāni

…..

Bát-nhã tâm kinh – Đoạn 1

ĐOẠN 1

आर्यावलोकितेश्वरबोधिसत्त्वो गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणो व्यवलोकयति स्म। पञ्च स्कन्धाः तांश्च स्वभावशून्यान्‌ पश्यति स्म।

āryāvalokiteśvarabodhisattvo gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma. pañca skandhāḥ, tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma.

Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại khi thực hành tu tập trong Bát-nhã Ba-la-mật thâm sâu, đã quán chiếu. Đây là năm uẩn và Ngài thấy được tự tánh Không của chúng.

1- Liên từ khó nhận dạng

श्व śva (श् ś + व va ), त्त्वो ttvo (त् t + त् t + वो vo),

प्र pra (प् p + र ra ), र्यां ryāṃ (र् r + यां yāṃ),

व्य vya (व् v + य ya), ञ्च ñca (ञ् ñ + च ca)

Tuy là khó nhận dạng, nhưng để ý sẽ thấy khi kết hợp lại mỗi mẫu tự vẫn giữ một nét riêng của nó trong đó.

Và những kết hợp đặc biệt để ý hơn mới ghi nhớ được:

– Khi र đứng đầu trong một kết hợp tự, kí hiệu nửa vòng tròn có miệng mở về bên phải (  ) thay thế, và đứng trên dấu gạch ngang tận cùng bên phải của kết hợp từ này र्त rta, र्य rya…

– Khi र đứng sau hoặc giữa một kết hợp tự, một dấu xiên ngắn (C)  được thay thế và gá vào chân của phụ âm trước nó. Thí dụ: क्र kra, ख्र khra, प्र pra

Khi kết hợp với ta, một nét thẳng ngang (N ) được thay thế cho phần đặc biệt (D) của त ta                                  त + त →  त्त tta

* Dạng học thuộc lòng:

– Vì sự tiện lợi hay thích hợp श śa thường viết là A śa  thí dụ: श्व śva

2- Từ ngữ

आर्या ārya (a.) = thánh 聖人

अवलोकितेश्वर avalokiteśvara (m.) = Quán Thế Âm 觀世音, Quán Tự Tại 觀自在

बोधिसत्त्व bodhisattva (m.) = Bồ-đề-tát-đóa, Bồ Tát 菩薩, bodhi (mfn.) = giác ngộ 覺悟 , Bồ-đề 菩提
sattva (n) = hữu tình

गम्भीर gambhīra (a.) = thâm sâu 深

प्रज्ञापारमिता prajñāpāramitā (f.) = huệ đáo bỉ ngạn, trí tuệ ba-la-mật 般若波羅蜜

चर्या caryā (f.) = sự thực hiện, làm, hành động 行

चर् car (1) carati [1] = thực hiện, thực hành, làm

car là động từ nhóm 1 chia ở thì hiện tại (pre.), ngôi 3, số ít (sing.) là carati.

वि-अवलोक् vi-avalok (10) [2][1] = quán chiếu 觀照, quán sát, nhìn kĩ

पञ्च pañca (mfn.) = số  5 五

स्कन्ध skandha (m.) = uẩn, nhóm (Phật học) 蘊

स्वभाव svabhāva (m.) = tự tính, tự thể

शून्य śūnya (a.) = trống rỗng, trống không, không 空

दृश् dṛś (1) = thấy

[1] Động từ lok là động từ ở 2 nhóm:

Ở nhóm 1: chia ở hiện tại, ngôi 3, số ít là lokate dạng Vị tự cách (là hành động được chủ thể thực hiện cho chính mình)

Ở nhóm 10: chia ở hiện tại, ngôi 3, số ít là lokayati dạng Vị tha cách (là hành động được chủ thể thực hiện cho người khác)

Ở đây nó được chia theo nhóm 10.

lok gắn thêm hai tiếp đầu âm vi (vi = mất, lìa) và ava (ava = từ, xuống) →
vi + ava + lok = vi+avalok (quán chiếu, quán sát)

vi-avalok → vyavalok theo luật sandhi 10: i/ī + mẫu âm khác i/ ī → -y-mẫu âm khác i/ ī

Xem thêm phụ lục Động từ tiếp đầu âm và Động từ nhóm 10.

3- Ngữ pháp

āryāvalokiteśvarabodhisattvo gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma.

Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại khi thực hành tu tập trong Bát-nhã Ba-la-mật thâm sâu, đã quán chiếu.

Trước hết, nhớ từ ngữ, sau đó mới nhận ra những phần kết hợp.

Xem āryāvalokiteśvarabodhisattvo, chúng ta thấy có ba thành phần gộp lại:

– ārya + avalokiteśvara + bodhisattva

Được biến đổi bởi:

1- luật sandhi: -a +a- → ā

2- bodhisattva biến đổi thành bodhisattvo vì là danh từ được chia:

* बोधिसत्त्व bodhisattva (m.)bodhisattvaḥ (nom., sing.)

bodhisattva là danh từ nam tính (m.) có âm tận cùng là –a, biến đổi ở sự kiện Chủ ngữ (nom.) và số ít (sing.) là bodhisattvaḥ [3][1]

(bodhisattvaḥ kết hợp với từ phía sau gambhīrāyāṃ nên biến đổi thành bodhisattvo)

3- bodhvalokiteśvaraisattvo

* [avalokiteśvara (Quán Tự Tại) + bodhisattvo (Bồ Tát)] (karm.)] → avalokiteśvarabodhisattvo

Hợp từ Karmadhāraya (karm.): Thành phần thứ nhất avalokiteśvara (Quán Tự Tại) xác định tính chất của thành phần thứ hai bodhisattvo (Bồ Tát) có cùng sự kiện Chủ cách (nom.) [4][2]

4- [ārya + [avalokiteśvara + bodhisattvo] (karm.)] (karm.) → āryāvalokiteśvarabodhisattvo

Ārya là hình dung từ để định rõ Bồ tát Quán Tự Tại là bậc Thánh, có thể coi như hợp từ:

  • āryā (thánh) + alokiteśvarabodhisattvo (Bồ Tát Quán Tự Tại) → āryāvalokiteśvarabodhisattvo

Tương tự hợp từ Karmadhāraya (karm.) này có thành phần thứ nhất āryā (thánh) xác định tính chất của thành phần thứ hai là alokiteśvarabodhisattvo (Bồ Tát Quán Tự Tại) [5][3]

* bodhisattvaḥ + gambhīrāyāṃ → bodhisattvo + gambhīrāyāṃ

bodhisattvaḥ biến đổi theo luật Sandhi 1:

–aḥ +phụ âm có phát âm → –o + phụ âm nghe phát âm [4]

  • Vậy āryāvalokiteśvarabodhisattvo (Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại) là chủ ngữ trong câu.

* चर् car (1) caramāṇaḥ (phân từ hiện tại chủ động)

car (thực hiện) là động từ nhóm 1 [7][5], chia ở phân từ hiện tại chủ động vị tự cách là caramāṇa [8][6], diễn tả hành động chủ thể đang thực hiện ở quá khứ, mà thực hiện hành động này cho chính mình (tự thực hiện).

* caramāṇaḥ + vyavalokayati → caramāṇo + vyavalokayati

caramāṇaḥ biến đổi theo luật Sandhi 1:
-aḥ + phụ âm có phát âm → -o + phụ âm có phát âm [9][7]

  • caramāṇaḥ (thực hành) là động từ chính trong câu được biến đổi tương đồng với chủ thể āryāvalokiteśvarabodhisattvaḥ (Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại) ở nam tính (m.), Chủ cách (nom.), số ít (sing.).

* चर्या caryā (f.) → caryām (acc., sing.)

caryā (sự thực hành) là danh từ nữ tính (f.) có âm cuối -ā, ở Trực bổ cách (acc.), số ít (sing.) là caryām चर्याम् [10][8]

* Vần cuối -m của gambhīrāyām, prajñāpāramitāyām và caryām đều biến thành -ṃ theo quy luật kết thúc vần m. [11][9]

  • caryām (sự thực hành-sự tu tập) là tân ngữ chịu tác động trực tiếp của động từ caramāṇo nên nó ở sự kiện Trực bổ cách (acc.) [12][10]

* प्रज्ञापारमिता prajñāpāramitā (f.)→ prajñāpāramitāyām (loc., sing)

prajñāpāramitā (Bát-nhã Ba-la-mật) là danh từ nữ tính (f.) có âm kết thúc là -ā, biến đổi ở sự kiện Vị trí cách (loc.), số ít (sing.) → prajñāpāramitāyām.

  • Sự kiện Vị trí cách (loc.) chỉ nơi xảy ra của hành động. Hành trong prajñāpāramitā (Bát-nhã Ba-la-mật), thì prajñāpāramitā là vị trí cho hành động caramāṇo (thực hành).

* गम्भीर gambhīra (adj.) → gambhīrāyām (loc., sing)

  • Vì gambhīra (thâm sâu) là tính từ, nên biến đổi theo danh từ prajñāpāramitāyām (Bát-nhã Ba-la-mật) mà nó bổ nghĩa ở nữ tính (f.), sự kiện Vị trí cách (loc.), số ít (sing.) là gambhīrāyām.

Đến đây chúng ta có thể thấy rõ

Āryāvalokiteśvarabodhisattvo trong đó tính từ Ārya là hợp từ nên không chia theo danh từ nó bổ nghĩa

Còn trong câu này tính từ  gambhīra biến theo danh từ mà nó bổ nghĩa → gambhīrāyām

* व्यवलोक् vyavalok (10) → vyavalokayati sma (imp.)

Đệ nhất quá khứ (imp.) với sma: động từ chia ở thì hiện tại với tiểu từ sma đứng sau sẽ có nghĩa quá khứ. [13][11]

Ở đây vyavalok (quán chiếu) chia ở hiện tại [14][12], ngôi thứ 3, số ít là vyavalokayati, thêm sma ở sau sẽ thành đệ nhất quá khứ (imp.), nên vyavalokayati sma dịch là đã quán chiếu.

  • vyavalokayati (quán chiếu) là động từ thứ 2 thực hiện sau động từ caramāṇaḥ (thực hiện) của chủ thể āryāvalokiteśvarabodhisattvo (Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại).
pañca skandhāḥ, tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma.

năm uẩn, và Ngài đã thấy được tự tánh Không của chúng.

* स्कन्ध skandha (m) → skandhāḥ (nom., plur.) (uẩn, nhóm)

skandha là danh từ nam tính (m.) có âm cuối a, biến đổi ở Chủ cách (nom.), số nhiều (plur.) → skandhāḥ [15][13]

  • pañca skandhāḥ = năm uẩn

* दृश् dṛś (1) → paśyati sma (imp., per. 3, sing.) [16][14]

Động từ dṛś (thấy) giống động từ vyalok (quán chiếu), được chia ở đệ nhất quá khứ (imp.) với tiểu từ sma, nên câu trở thành quá khứ ở nghĩa sử động, nên được hiểu là Ngài là người đã thấy.

  • paśyati sma (đã thấy) là động từ trong câu này, với chủ từ āryāvalokiteśvarabodhisattvo (Bồ-tát Thánh Quán Tự tại) ở câu trước, câu này không lặp lại nên coi như chủ từ ẩn [17][15]

* tān + ca → tāṃśca

Hai từ này viết liền nhau theo luật sandhi 20:

-n + c/ch → -ṃś-c/ch- [18][16]

* तद् tad → तत् tān (m., acc., plur.)

  • tad, đại danh từ ngôi thứ 3 là mạo từ đứng trước svabhāvaśūnyān (tự tánh không) biến đổi như svabhāvaśūnyān ở Trực bổ cách (acc.), số nhiều (plur.), nam tính (m.) là tān (chúng).

  • Tiểu từ bất biến ca () nối hai câu, nó đứng sau chữ đầu tiên của câu thứ hai (sau tān) [19][17]

* शून्य śūnya (adj.) → śūnyān(m., acc., plur.)

Tính từ śūnya (không) biến đổi ở nam tính (m.), Trực bổ cách (acc.), số nhiều (plur.) → śūnyān

* [svabhāva + śūnyān] (bah.) → svabhāvaśūnyān

2 từ này tạo thành hợp từ Bahuvrīhi. Thành phần cuối śūnyān (không) xác định tính chất thành phần đầu svabhāva (tự tánh), có nghĩa tự tánh Không [20][18]

tān svabhāvaśūnyān (tự tánh không của chúng) ở Trực bổ cách vì nó chịu tác động trực tiếp của động từ paśyati sma (đã thấy).

[1] Xem thêm phụ lục Bảng từ hình biến hóa của danh từ nam tính có âm kết thúc –a.

[2] Xem thêm phụ lục Hợp từ.

[3] ārya khi kết hợp với avalokiteśvarabodhisattvo sẽ xuất hiện luật Sandhi 6:

–a/a + a/a → –ā–

ārya có âm tận cùng bằng –a gặp avalokiteśvarabodhisattvo có âm khởi đầu là –a thì chúng hợp lại thành mẫu âm dài ā (āryāvalokiteśvarabodhisattvo).

[4] Theo luật Sandhi 1: –aḥ +phụ âm có phát âm → –o + phụ âm nghe phát âm

Chữ bodhisattvaḥ có âm tận cùng bằng -aḥ gặp chữ kế sau nó (gambhīrāyāṃ) có âm khởi đầu là 1 phụ âm có phát âm g thì -aḥ → o (bodhisattvo ). (Xem phụ lục Bảng chữ cái Phạn ngữ.)

[5] Xem thêm phụ lục Động từ nhóm 1.

[6] Cách thành lập Phân từ hiện tại chủ động vị tự cách của động từ car (thực hiện) :

= thân động từ hiện tại + māṇa = (gốc động từ + -a) + māṇa

= (car + -a) + māṇa = cara + māṇa = caramāṇa

Sau đó nó sẽ biến đổi như tính từ và tương đồng với chủ thể āryāvalokiteśvarabodhisattvaḥ (Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại) về số, giới tính và sự kiện cho nên nó cũng ở Chủ cách (nom.), số ít (sing.) là caramāṇaḥ.

Xem thêm phụ lục Cách thành lập Phân từ hiện tại chủ động.

[7] Luật Sandhi 1: -aḥ + phụ âm có phát âm → -o + phụ âm có phát âm

Chữ caramāṇaḥ có âm tận cùng bằng -aḥ gặp chữ kế sau nó vyavalokayati có âm khởi đầu là phụ âm có phát âm v thì -aḥ → o (vyavalokayati).

(Xem phụ lục Bảng chữ cái Phạn ngữ.)

[8] Xem thêm Bảng từ hình biến hóa của danh từ nữ tính có âm kết thúc –ā.

[9] Quy luật kết thúc vần m: Nếu một từ kết thúc bằng âm -m và chữ kế sau nó bắt đầu bằng một phụ âm thì -m được chuyển ra tùy âm -ṃ.

[10] caryāṃ caramāṇo: Bản dịch Việt từ tiếng Anh trong Thiền Và Bát Nhã của Suzuki là thực hành tu tập.

[11] Tố từ sma theo ngay sau vyalokayati (chiêm nghiệm, chiếu, thì hiện tại, trực thuyết cách), để chỉ hành động diễn ra liên tục từ quá khứ suốt đến vị lai. Điều này có nghĩa là hành vi chiêm nghiệm diễn ra liên tục trong suốt thời gian hành Bồ-tát hạnh, cho đến khi đạt cứu cánh. (Thiền Và Bát Nhã – Suzuki)

[12] Động từ nhóm 10 chia ở hiện tại = thân hiện tại + tiếp vĩ âm hiện tại

Ở đây thân hiện tại của vyavalok là vyavalok-aya và tiếp vĩ âm hiện tại tương ứng với ngôi 3, số ít là -ti.

Xem thêm phụ lục Các tiếp vĩ âm của động từ.

[13] Xem phụ lục Bảng từ hình biến hóa của danh từ nam tính có âm cuối -a.

[14] Động từ dṛś (thấy) chia ở thì hiện tại (pre.), ngôi 3 số ít (sing.) là paśyati (đây là động từ bất quy tắc), thêm ở sau tiểu từ sma sẽ có nghĩa quá khứ (đã thấy).

[15] Trong Phạn ngữ, có khi chủ từ không được ghi ra, chỉ nhìn cách chia của động từ mà biết được chủ từ ẩn của nó.

[16] Theo luật sandhi 20: -n + c/ch → -ṃś-c/ch-

Thì tān có âm cuối n gặp chữ kế sau nó ca có âm khởi đầu là c thì n sẽ được đổi thành ṃś và 2 chữ viết liền nhau → tāṃśca.

[17] Các từ được xếp đồng hàng bằng tiểu từ bất biến ca (tiếng Hán gọi là bất biến hóa tiểu từ). ca đứng sau mỗi từ hoặc sau từ cuối cùng của nhóm chữ: X ca Y = XY ca = X và Y

Nếu ca nối hai câu thì ca khi nào cũng xuất hiện sau chữ đầu tiên của câu thứ hai.

[18] Đây là hợp từ Karmadhāraya dưới dạng Bahuvrīhi với thành phần đầu là śūnyān (không) và thành phần cuối là svabhāva (tự tánh). Và śūnyān là hình dung từ nên vị trí của hai thành phần được đảo lại (svabhāvaśūnyān).

Xem thêm phụ lục Hợp từ Bahuvrīhi.

Chữ viết tắt

Đây chỉ là những chữ viết tắt trong phần phân tích ngữ pháp bài Bát Nhã Tâm Kinh (prajñāpāramitā-hṛdaya-sūtram)
Chữ viết tắt:
a. = tính từ, hình dung từ (adjective) 
Ā. = vị tự cách (Ātmanepada)(vị tự ngôn 為自言)
abl. = nguyên ủy (ablative)
abs. = tuyệt đối cách (absolution)
acc. = trực bổ cách (accusative)
aor. = đệ tam quá khứ (aorist)
bah. = hợp từ bahuvrīhi
dva. = hợp từ Dvandva
f. = danh từ nữ tính (feminine)
gen. = sở hữu cách (genitive)
ger. = động danh từ (ger.)
imp. = đệ nhất quá khứ (imperfect)
impv. = mệnh lệnh cách (imperative)
ind. = từ không biến cách (indeclinable)
karm. = hợp từ Karmadhāraya 
loc. = vị trí cách (location)
m. = danh từ nam tính (masculine)
mfn. = dùng ở 4 trường hợp m., f., n., adj.
N. = danh từ (noun)
n. = danh từ trung tính (neuter)
nom. = chủ cách (nominate)
per. = ngôi (person)
per. pron. = nhân xưng đại
danh từ (personnal pronoun)
plur. = số nhiều (plural)
postp. = hậu trí từ (postposition)
ppp. = quá khứ phân từ (participle preterite passive)
ppa. = phân từ hiện tại chủ động (present participle active)
pre. = hiện tại (present)
pref. = tiếp đầu âm (prefix)
sing. = số ít (singular)
suff. = tiếp vĩ âm (suffix)
tatp. =  hợp từ Tatpuruṣa
voc. = hô cách (vocative)

*
Lưu ý: Số trong ngoặc đơn chỉ cho chỉ số nhóm của động từ. Ví dụ:
kṣip (6cho biết động từ kṣip ở nhóm 6.

Tự điển Phạn-Anh (Sanskrit-English)



Các bạn thân mến,

Trong khi chưa có một quyển tự điển Phạn-Việt, khi cần tạm thời các bạn có thể tra Phạn-Anh trên mạng 

các bạn vào trang này để tra tự điển Phạn-Anh trực tiếp

http://www.sanskrit-lexicon.uni-koeln.de/

vào trang chi tiết

http://www.sanskrit-lexicon.uni-koeln.de/scans/WILScan/disp3/index.php

các bạn sẽ chọn:

Lưu ý là dòng Input: Havard-Kyoto
                     output: Devanagan Unicode
 
các bạn sẽ đánh chữ cần tra vào dòng citation bên tay trái.
Rồi bấm Search.
 
các đánh âm theo Havard-Kyoto

 

 

Thí dụ chúng ta muốn tra nghĩa chữ dhaṭa

sẽ đánh theo cách Harvard-Kyoto thế này: dhaTa



ĐỘNG TỪ

tua

Đầu tiên, chúng ta có khái niệm sơ lược về động từ tiếng Phạn. Vì động từ của ngôn ngữ Ấn Âu khác hẳn với tiếng Việt hoặc tiếng Hán.
Chẳng hạn ở thì hiện tại: tôi đi, anh đi, nó đi 
hoặc ở số nhiều: Chúng tôi đi, các anh đi, chúng nó đi
Với 6 trường hợp trên, trong cả ba ngôi, số ít hay số nhiều, động từ “đi” không thay đổi.
Nhưng nếu là tiếng Phạn thì cả ba ngôi, động từ đều thay đổi. Lại thêm ngoài số ít và số nhiều lại có “số hai”
Như vậy chỉ riêng thì hiện tại đã có 9 đuôi (tiếp vĩ ngữ) khác nhau cho một động từ.

Còn một điểm nữa! tuy là chỉ nói về thì hiện tại, nhưng động từ có 10 nhóm, mỗi nhóm có một đuôi khác nhau.

Nghe thì có vẻ khó khăn, nhưng khi học dần, các bạn sẽ thấy, dần dà chúng ta cũng quen, nhìn được những biến đổi đó.

CHIA NHOM 1A

Quy tắc chung:

1/ Nếu đuôi (tiếp vĩ ngữ) bắt đầu bằng một mẫu âm, thì bỏ đuôi a của thân hiện tại.

2/ Nếu tiếp vĩ âm bắt đầu bằng phụ âm m– (–mi, –maḥ) hoặc v– (–vaḥ) được gắn vào một thân mẫu âm (của loại thêm a) thì mẫu âm a sẽ được kéo dài thành ā.

3/ Kí hiệu của gốc động từ √  (धातु dhātu, verbal root 詞根 roots= gốc động từ, 詞幹 stems= thân động từ

 

Động từ “nói” √वद् vad (1)

Số (1) để chỉ động từ “nói” nhóm 1.

Chia ở thì hiện tại như sau:

* Trước hết tạo “thân hiện tại” bằng cách gắn đuôi “a” vào động từ gốc: vad-a

* Tiếp theo gắn đuôi theo ngôi và số

CHIA NHOM 1

Để ý rằng:

* vad ngôi thứ ba số nhiều không thêm “a”: vad-anti

* vad ngôi thứ nhất số ít vad-ā-mi (thay vì vad-a-mi)// số hai vad-ā-vaḥ

+Nếu từ vĩ -a đứng trước m- hoặc v- sẽ tăng thêm một cấp thành -ā

Chính vậy, đôi khi trong câu không cần chủ từ, chỉ nhìn đuôi động từ là biết chủ từ ngôi thứ mấy và số ít hay nhiều!

— —

Đọc sách về học tiếng Phạn, các bạn sẽ thấy khi nói đến cách chia động từ, sẽ gặp hai thuật ngữ thematic và athematic, thường ít khi dịch ra Việt. 

thematic = Đặc điểm của các nhóm này là đuôi của thân động từ lúc nào cũng là –a. Như vậy thì khi thân động từ hiện tại lúc nào cũng được gắn thêm tiếp vĩ âm –a hoặc một tiếp vĩ âm có đuôi –a.

 (động từ các nhóm 1,4,6,10)

athematic = Các nhóm động từ này thiếu đặc điểm –a (động từ các nhóm 2,3,5,7,8,9)

—–

Những sách tự học Phạn hầu hết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hoa, chúng tôi sẽ ghi chú thêm tiếng Anh hoặc tiếng Hán bên cạnh những thuật ngữ, vì khi dịch Việt đôi khi khó nhận ra nghĩa của nó. 

Hợp Từ (samāsa समास )

Hợp Từ (samāsa समास  )

Dẫn nhập

Nghe hai từ này hơi lạ, nhưng nếu xem bên tiếng Anh hoặc tiếng Hán chúng ta sẽ dễ hiểu hơn.

samāsa (समास)  có nghĩa là “a compound word” hoặc từ kép (từ tổ, ngữ)

*Tiếng Hán rất đơn giản coi như một ngữ hay từ tổ, có cấu tạo gồm 2 từ trở lên ghép lại với nhau, được thành lập bằng cách kết hợp: Danh từ + Danh từ; Danh từ + Động từ; Danh từ + Giới từ; Tính từ + Danh từ (…)

Chẳng hạn bằng hữu朋友 hiểu là bạn bè gồm từ bằng朋 và từ hữu友 kết hợp lại, 朋là bạn bè, 友 là bạn bè, khi kết hợp lại cũng chỉ là bạn bè, chẳng có gì thay đổi.

Hoặc thạch đầu 石頭, thạch 石 là đá còn đầu 頭 chỉ là trợ từ hiểu chung là tảng đá.

*Tiếng Anh  [noun + noun] or [adjective + noun]…

blackboard (bảng đen) =  black (đen) là một tính từ và board (bảng) là một danh từ

Xem qua những thí dụ vậy để hiểu “Hợp từ” của tiếng Phạn.

Tiếng Phạn có 5 loại hợp từ:

1- tatpuruṣa (तत्पुरुष): từ sau cùng là từ trung tâm, các từ phía trước hiểu như dạng định ngữ trong tiếng Hán.

2- karmadhāraya (कर्मधारय): Hợp thành từ miêu tả

3- bahuvrīhi (बहुव्रीहि): Tất cả từ hợp lại thành một nghĩa khác.

4- dvandva (द्वन्द्व) hợp từ đồng đẳng, tức hai từ nghĩa ngang nhau.

5- avyayībhāva (अव्ययीभाव): Hợp thành từ mang tính chất phó từ

Khi nào gặp một chữ là hợp từ, chúng ta sẽ phân tích rõ ràng hơn, tạm thời có khái niệm qua mà thôi.

DANH TỪ – BÀI 1

DANH TỪ
1/ Mỗi danh từ đều có ba giống:
1. Giống đực hay nam tính (masculine)
2. Giống cái hay nữ tính (feminine)
3. Trung tính (neuter)
2/ Về mặt biến đổi, các danh từ khác nhau ở số (num­erus) và sự kiện (casus).
2-1. Về mặt số thì có ba số: Số ít (Singular), số hai (Dual), số nhiều (Plural)
Số ít (Sing.) Một người
Số hai (Dual) Hai người
Số nhiều (Plur.) Nhiều người (từ ba người trở lên).

2-2. Về mặt sự kiện (casus) Phạn ngữ phân biệt 8 sự kiện (cách) theo thứ tự sau:

Chữ Phạn không có ý nói gì đến chủ cách, trực bổ cách mà chỉ là nói cách dùng thứ nhất, cách dùng thứ hai… Như vậy thứ tự không thay đổi tùy tiện được.

  1. [prathamā प्रथमा] Chủ cách (Nominative主格): Chủ từ trong câu.
  2. [dvitīyā द्व्तीया] Trực bổ cách (Accusative直補格, trực tiếp thụ cách 直接受格): Túc từ trực tiếp (tân ngữ)
  3. [tṛtīyā तृतीया] Dụng cụ cách (Instrumental用具格): phương tiện để thực hiện hành động: với, bằng, bởi
  4. [caturthī चतुर्थी] Gián bổ cách (Dative間補格, dữ cách 與格, vị cách 爲格): túc từ gián tiếp trong câu, dùng với những danh từ có nghĩa: chia cho, tặng cho…
  5. [pañcamī पाञ्चमी] Nguyên uỷ (Ablative源委, đoạt cách 奪格, li cách 離格): diễn tả nguồn gốc của sự kiện.
  6. [ṣaṣṭhī षष्ठी] Thuộc cách (Genitive屬格, sở hữu cách 所有格): sở hữu: của, trong số
  7. [saptamī सप्त्मी] Vị trí cách (Locative位置格, ư cách 於格): chỉ nơi chốn, hoàn cảnh, phạm vi, tình trạng…प्त्
  8. [saṃbodhana संबोधन] Hô cách(Vocative呼格): Dùng để gọi.
Mỗi danh từ đều có tự vĩ (đuôi) biến hóa riêng, sử dụng lâu dần quen, ban đầu thì rất ngán tính nhiêu khê của các từ vĩ.

Danh từ có âm kết thúc = a , –ā

Danh từ có âm kết thúc –a được biến chuyển bằng cách cho thêm
vào âm kết thúc của thân danh từ –a.
Trước hết âm kết thúc –a được bỏ đi và các âm kết thúc của sự kiện được gắn vào.
Danh từ tận cùng bằng (a,ā)  sẽ được bỏ âm cuối a,ā, của Danh từ, và thêm vào các đuôi (tiếp vĩ ngữ) sau:
 
Tuy nhìn các biến đuôi thật đáng nể như thế, nhưng trong quá trình học, lâu dần cũng thấy không đến nỗi sợ như lần đầu nhìn thấy.
Chúng ta thử chia danh từ nam tính bāla (chú bé)

 

Vậy với danh từ bāla (m) khi nhìn thấy:
1/ bālaḥ sẽ biết là một chú bé, bālau sẽ biết hai chú bé, bālāḥ sẽ biết nhiều chú bé (từ ba người trở lên)…
 
2/ tùy đuôi sẽ cho chúng ta biết danh từ đang chia ở cách nào
बालः bālaḥ (Nom.)chú bé là chủ từ trong câu.
बालम् bālam (Acc) chú bé là túc từ trực tiếp trong câu.
बालेन bālena (Inst.) với chú bé
बालाय bālāya (Dat.) Chú bé là túc từ gián tiếp,  nên thường trong câu sẽ có một động từ với nghĩa chia cho, tặng…: “cho chú bé”
बालात् bālāt (Abl.) xuất xứ cách, diễn tả nguồn gốc sự kiện, dời chỗ… “từ chú bé”
बालस्य bāla-sya (Gen.) sở thuộc: “của chú bé”
बाले bāle (Loc.) vị trí,  “nơi chú bé”
बाल bāla (Voc.) Dùng để gọi “chú bé!”