prajñāpāramitā-hṛdaya-sūtram

प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम् prajñāpāramitā-hṛdaya-sūtram

संक्षिप्तमातृका saṃkṣiptamātṛkā

Kinh tâm trí tuệ cứu cánh.

Bà mẹ tinh yếu (của Bát Nhã)

1- Liên từ khó nhận dạng

ज्ञा jñā (ज् j + ञा ñā ), त्र tra (त् t + र ra )

2- Từ ngữ

प्रज्ञा prajñā (f.) = trí tuệ智慧 (般若) wisdom, intelligence, knowledge

पारमिता pāramitā (f.) = sự toàn hảo, sự qua bờ bên kia, ba-la-mật 波羅蜜, cứu cánh

हृदय hṛdaya (n.) = trái tim, tâm 心, the heart

सूत्र sūtra (n.) = kinh 經

सम्-क्षिप् sam-kṣip (6)[1] = gom lại, tụ lại, tập trung, cô đọng

मातृका mātṛkā (f.) = mẹ 母, nguồn gốc 母

3- Ngữ pháp

* पारमिता pāramitā (f.) → pāramitā (nom., sing.)

pāramitā (cứu cánh) là danh từ nữ tính (f.) ở Chủ cách (nom.), số ít (sing.) giữ nguyên dạng gốc, không biến đổi.[2]

* सम्-क्षिप् sam-kṣip (6) → saṃkṣipta (ppp.)

Động từ saṃkṣip (tinh yếu) ở quá khứ phân từ (ppp.), số ít (sing.), có dạng saṃkṣipta[3]

* मातृका mātṛkā (f.) → mātṛkā (nom., sing.)

mātṛkā (mẹ) là danh từ nữ tính (f.) có âm kết thúc là -ā, ở sự kiện Chủ ngữ (nom.) và số ít (sing.).

* [saṃkṣipta (tinh yếu) + mātṛkā (mẹ)] (karm.) →  saṃkṣiptamātṛkā

Đây là hợp từ Karmadhāraya (karm.): Thành phần thứ nhất saṃkṣipta (tinh yếu) miêu tả tính chất của thành phần thứ hai mātṛkā (mẹ), theo dạng [ppp.+N.].

Phần “hợp từ” rất khó đối với người Việt chúng ta vì cách kết cấu của hợp từ khá phức tạp, nên bước đầu chúng ta tạm xem các dạng được nêu tóm tắt như trên, sau này sẽ xem chi tiết toàn bài “Hợp từ”khi gặp hợp từ trong các bài tới

4- Chú thích

[1] sam-kṣip là kết hợp từ 2 gốc: sam (cùng, chung) và kṣip (quăng, ném).

[2] Xem phụ lục Bảng từ hình biến hóa của danh từ nữ tính có âm cuối -ā.

SỐ ÍT SỐ HAI SỐ NHIỀU
Nom. ā e āḥ
Acc. ām āḥ
Instr. ayā ābhyām ibhiḥ
Dat. āyai ibhyaḥ
Abl. āyāḥ
Gen. āyāḥ ayoḥ īnām
Loc āyām iṣu
Voc. e āḥ

 

[3] sam-kṣip ở Quá khứ phân từ (ppp.) = gốc + ta = saṃkṣipta

Chúng ta sẽ xem các phần ĐỘNG TỪ trong những bài tới.

Bây giờ mời các bạn xem phần DANH TỪnoun danhtu

DANH TỪ và cách chia (biến cách) của một danh từ nam tính tận cùng bằng a, nữ tính tận cùng bằng ā

Lời nói đầu

Huynh đệ chúng tôi có ý định dịch những từ Phạn Việt trong chú thích về ngữ pháp. Nhưng chưa đủ tư liệu về các từ được thống nhất. Nên tạm thời chúng tôi sử dụng từ trong Ngữ Pháp Phạn Văn của chú Đỗ Quốc Bảo cho đến khi có thể thay đổi được.

– Khi học chúng tôi nhận thấy, trong một câu Phạn văn, các từ đều đuợc biến cách ngoại trừ một số từ loại (sẽ nêu trong bản chú thích) –  Trong một chuỗi từ được kết hợp có nhiều dạng cần để ý mới có thể nhận diện mà tách ra từng chữ biệt lập để tra âm và nghĩa được:

* Trường hợp chuỗi từ đó là hợp từ (xem trong phần tóm tắt hợp từ để có khái niệm).

* Trường hợp các từ được liên kết với nhau vì luật Sandhi (Xem phần luật Sandhi ở bảng phụ lục).

* Một số trường hợp ngoại lệ như mẫu âm cuối chữ trước gặp phụ âm đầu chữ sau sẽ viết liền nhau (sẽ liệt kê những trường hợp tìm thấy trong bản văn).

– Phần biến cách rất phức tạp vì quá nhiều ngoại lệ, ngoại lệ thì cần thuộc lòng, còn những trường hợp khác các đuôi biến cách có một số nguyên tắc dành riêng cho từng từ loại (danh từ, động từ…). Tuy vậy khi đã quen vẫn có thể nhận diện đuợc các đuôi. Đây là điểm khá khó khăn ở bước đầu, chúng tôi cũng rất chật vật để phân tích được từng chữ để tìm ra gốc của từng từ đó.

Hiện nay chưa có tự điển Phạn Việt, nên hầu hết phải tra từ các từ điển Phạn-Anh và Phạn-Hán, hy vọng trong tương lai sẽ có tự điển Phạn Việt, để sự tự học của chúng ta đỡ vất vả hơn một chút.

Tạm thời các bạn vào trang để xem cách tra tự điển Phạn-Anh (Sanskrit-English) trên mạng

Đôi dòng về học Phạn

Các bạn thân mến,

Việc học Phạn của trang nhà có lẽ do ý thích, muốn đọc được đôi bản văn Phạn. Bước đầu thật không biết bắt đầu từ đâu! Tuy rằng có quyển Ngữ Pháp Tiếng Phạn của chú Đỗ Bảo.

Đầu tiên có lẽ phải tập âm từ Phạn ra chữ la tinh, và ngược lại. Tập đi tập lại mới đọc ra bản Bát Nhã. Song song là để ý luật Sandhi (kết hợp âm), làm một số bài tập trong sách chú Đỗ Bảo thì dần nhận ra, tuy không thể thuộc hết, nhưng quen mắt có thể nhận ra khi một từ đã kết hợp bởi luật sandhi.

Nhìn một chữ, ban đầu cũng chưa biết đâu là đâu, bởi nó vừa kết hợp chữ (liên từ), còn nối lại với nhau qua luật sandhi, chưa kể kết hợp bởi “hợp thành từ” (compound) … vậy mà cuối cùng chúng tôi cũng cùng nhau qua được bài Bát Nhã này!

Nhóm học ban đầu chỉ có vài người, trong đó Quý là giỏi nhất, chúng tôi mày mò theo, và cùng làm được một bản phân tích chi tiết để học, mong các bạn bước đầu đọc cảm thấy dễ dàng.

Muốn dịch Phạn-Việt ở thời điểm này không phải là dễ, bởi danh từ tương đương chưa đầy đủ.

Các bạn có thể tham khảo thêm tự điển SANSKRIT-CHINESE DICTIONARY, nhưng vì bản PDF đến 600MB nên chưa biết thế nào để các bạn nhận được.

Tạm thời các bạn vào trang để xem cách tra tự điển Phạn-Anh (Sanskrit-English) trên mạng

(Quách Nhiên, Nam Kha, Trừ Quân, Quý)