Bát-nhã tâm kinh – Đoạn 1

ĐOẠN 1

आर्यावलोकितेश्वरबोधिसत्त्वो गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणो व्यवलोकयति स्म। पञ्च स्कन्धाः तांश्च स्वभावशून्यान्‌ पश्यति स्म।

āryāvalokiteśvarabodhisattvo gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma. pañca skandhāḥ, tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma.

Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại khi thực hành tu tập trong Bát-nhã Ba-la-mật thâm sâu, đã quán chiếu. Đây là năm uẩn và Ngài thấy được tự tánh Không của chúng.

1- Liên từ khó nhận dạng

श्व śva (श् ś + व va ), त्त्वो ttvo (त् t + त् t + वो vo),

प्र pra (प् p + र ra ), र्यां ryāṃ (र् r + यां yāṃ),

व्य vya (व् v + य ya), ञ्च ñca (ञ् ñ + च ca)

Tuy là khó nhận dạng, nhưng để ý sẽ thấy khi kết hợp lại mỗi mẫu tự vẫn giữ một nét riêng của nó trong đó.

Và những kết hợp đặc biệt để ý hơn mới ghi nhớ được:

– Khi र đứng đầu trong một kết hợp tự, kí hiệu nửa vòng tròn có miệng mở về bên phải (  ) thay thế, và đứng trên dấu gạch ngang tận cùng bên phải của kết hợp từ này र्त rta, र्य rya…

– Khi र đứng sau hoặc giữa một kết hợp tự, một dấu xiên ngắn (C)  được thay thế và gá vào chân của phụ âm trước nó. Thí dụ: क्र kra, ख्र khra, प्र pra

Khi kết hợp với ta, một nét thẳng ngang (N ) được thay thế cho phần đặc biệt (D) của त ta                                  त + त →  त्त tta

* Dạng học thuộc lòng:

– Vì sự tiện lợi hay thích hợp श śa thường viết là A śa  thí dụ: श्व śva

2- Từ ngữ

आर्या ārya (a.) = thánh 聖人

अवलोकितेश्वर avalokiteśvara (m.) = Quán Thế Âm 觀世音, Quán Tự Tại 觀自在

बोधिसत्त्व bodhisattva (m.) = Bồ-đề-tát-đóa, Bồ Tát 菩薩, bodhi (mfn.) = giác ngộ 覺悟 , Bồ-đề 菩提
sattva (n) = hữu tình

गम्भीर gambhīra (a.) = thâm sâu 深

प्रज्ञापारमिता prajñāpāramitā (f.) = huệ đáo bỉ ngạn, trí tuệ ba-la-mật 般若波羅蜜

चर्या caryā (f.) = sự thực hiện, làm, hành động 行

चर् car (1) carati [1] = thực hiện, thực hành, làm

car là động từ nhóm 1 chia ở thì hiện tại (pre.), ngôi 3, số ít (sing.) là carati.

वि-अवलोक् vi-avalok (10) [2][1] = quán chiếu 觀照, quán sát, nhìn kĩ

पञ्च pañca (mfn.) = số  5 五

स्कन्ध skandha (m.) = uẩn, nhóm (Phật học) 蘊

स्वभाव svabhāva (m.) = tự tính, tự thể

शून्य śūnya (a.) = trống rỗng, trống không, không 空

दृश् dṛś (1) = thấy

[1] Động từ lok là động từ ở 2 nhóm:

Ở nhóm 1: chia ở hiện tại, ngôi 3, số ít là lokate dạng Vị tự cách (là hành động được chủ thể thực hiện cho chính mình)

Ở nhóm 10: chia ở hiện tại, ngôi 3, số ít là lokayati dạng Vị tha cách (là hành động được chủ thể thực hiện cho người khác)

Ở đây nó được chia theo nhóm 10.

lok gắn thêm hai tiếp đầu âm vi (vi = mất, lìa) và ava (ava = từ, xuống) →
vi + ava + lok = vi+avalok (quán chiếu, quán sát)

vi-avalok → vyavalok theo luật sandhi 10: i/ī + mẫu âm khác i/ ī → -y-mẫu âm khác i/ ī

Xem thêm phụ lục Động từ tiếp đầu âm và Động từ nhóm 10.

3- Ngữ pháp

āryāvalokiteśvarabodhisattvo gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma.

Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại khi thực hành tu tập trong Bát-nhã Ba-la-mật thâm sâu, đã quán chiếu.

Trước hết, nhớ từ ngữ, sau đó mới nhận ra những phần kết hợp.

Xem āryāvalokiteśvarabodhisattvo, chúng ta thấy có ba thành phần gộp lại:

– ārya + avalokiteśvara + bodhisattva

Được biến đổi bởi:

1- luật sandhi: -a +a- → ā

2- bodhisattva biến đổi thành bodhisattvo vì là danh từ được chia:

* बोधिसत्त्व bodhisattva (m.)bodhisattvaḥ (nom., sing.)

bodhisattva là danh từ nam tính (m.) có âm tận cùng là –a, biến đổi ở sự kiện Chủ ngữ (nom.) và số ít (sing.) là bodhisattvaḥ [3][1]

(bodhisattvaḥ kết hợp với từ phía sau gambhīrāyāṃ nên biến đổi thành bodhisattvo)

3- bodhvalokiteśvaraisattvo

* [avalokiteśvara (Quán Tự Tại) + bodhisattvo (Bồ Tát)] (karm.)] → avalokiteśvarabodhisattvo

Hợp từ Karmadhāraya (karm.): Thành phần thứ nhất avalokiteśvara (Quán Tự Tại) xác định tính chất của thành phần thứ hai bodhisattvo (Bồ Tát) có cùng sự kiện Chủ cách (nom.) [4][2]

4- [ārya + [avalokiteśvara + bodhisattvo] (karm.)] (karm.) → āryāvalokiteśvarabodhisattvo

Ārya là hình dung từ để định rõ Bồ tát Quán Tự Tại là bậc Thánh, có thể coi như hợp từ:

  • āryā (thánh) + alokiteśvarabodhisattvo (Bồ Tát Quán Tự Tại) → āryāvalokiteśvarabodhisattvo

Tương tự hợp từ Karmadhāraya (karm.) này có thành phần thứ nhất āryā (thánh) xác định tính chất của thành phần thứ hai là alokiteśvarabodhisattvo (Bồ Tát Quán Tự Tại) [5][3]

* bodhisattvaḥ + gambhīrāyāṃ → bodhisattvo + gambhīrāyāṃ

bodhisattvaḥ biến đổi theo luật Sandhi 1:

–aḥ +phụ âm có phát âm → –o + phụ âm nghe phát âm [4]

  • Vậy āryāvalokiteśvarabodhisattvo (Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại) là chủ ngữ trong câu.

* चर् car (1) caramāṇaḥ (phân từ hiện tại chủ động)

car (thực hiện) là động từ nhóm 1 [7][5], chia ở phân từ hiện tại chủ động vị tự cách là caramāṇa [8][6], diễn tả hành động chủ thể đang thực hiện ở quá khứ, mà thực hiện hành động này cho chính mình (tự thực hiện).

* caramāṇaḥ + vyavalokayati → caramāṇo + vyavalokayati

caramāṇaḥ biến đổi theo luật Sandhi 1:
-aḥ + phụ âm có phát âm → -o + phụ âm có phát âm [9][7]

  • caramāṇaḥ (thực hành) là động từ chính trong câu được biến đổi tương đồng với chủ thể āryāvalokiteśvarabodhisattvaḥ (Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại) ở nam tính (m.), Chủ cách (nom.), số ít (sing.).

* चर्या caryā (f.) → caryām (acc., sing.)

caryā (sự thực hành) là danh từ nữ tính (f.) có âm cuối -ā, ở Trực bổ cách (acc.), số ít (sing.) là caryām चर्याम् [10][8]

* Vần cuối -m của gambhīrāyām, prajñāpāramitāyām và caryām đều biến thành -ṃ theo quy luật kết thúc vần m. [11][9]

  • caryām (sự thực hành-sự tu tập) là tân ngữ chịu tác động trực tiếp của động từ caramāṇo nên nó ở sự kiện Trực bổ cách (acc.) [12][10]

* प्रज्ञापारमिता prajñāpāramitā (f.)→ prajñāpāramitāyām (loc., sing)

prajñāpāramitā (Bát-nhã Ba-la-mật) là danh từ nữ tính (f.) có âm kết thúc là -ā, biến đổi ở sự kiện Vị trí cách (loc.), số ít (sing.) → prajñāpāramitāyām.

  • Sự kiện Vị trí cách (loc.) chỉ nơi xảy ra của hành động. Hành trong prajñāpāramitā (Bát-nhã Ba-la-mật), thì prajñāpāramitā là vị trí cho hành động caramāṇo (thực hành).

* गम्भीर gambhīra (adj.) → gambhīrāyām (loc., sing)

  • Vì gambhīra (thâm sâu) là tính từ, nên biến đổi theo danh từ prajñāpāramitāyām (Bát-nhã Ba-la-mật) mà nó bổ nghĩa ở nữ tính (f.), sự kiện Vị trí cách (loc.), số ít (sing.) là gambhīrāyām.

Đến đây chúng ta có thể thấy rõ

Āryāvalokiteśvarabodhisattvo trong đó tính từ Ārya là hợp từ nên không chia theo danh từ nó bổ nghĩa

Còn trong câu này tính từ  gambhīra biến theo danh từ mà nó bổ nghĩa → gambhīrāyām

* व्यवलोक् vyavalok (10) → vyavalokayati sma (imp.)

Đệ nhất quá khứ (imp.) với sma: động từ chia ở thì hiện tại với tiểu từ sma đứng sau sẽ có nghĩa quá khứ. [13][11]

Ở đây vyavalok (quán chiếu) chia ở hiện tại [14][12], ngôi thứ 3, số ít là vyavalokayati, thêm sma ở sau sẽ thành đệ nhất quá khứ (imp.), nên vyavalokayati sma dịch là đã quán chiếu.

  • vyavalokayati (quán chiếu) là động từ thứ 2 thực hiện sau động từ caramāṇaḥ (thực hiện) của chủ thể āryāvalokiteśvarabodhisattvo (Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại).
pañca skandhāḥ, tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma.

năm uẩn, và Ngài đã thấy được tự tánh Không của chúng.

* स्कन्ध skandha (m) → skandhāḥ (nom., plur.) (uẩn, nhóm)

skandha là danh từ nam tính (m.) có âm cuối a, biến đổi ở Chủ cách (nom.), số nhiều (plur.) → skandhāḥ [15][13]

  • pañca skandhāḥ = năm uẩn

* दृश् dṛś (1) → paśyati sma (imp., per. 3, sing.) [16][14]

Động từ dṛś (thấy) giống động từ vyalok (quán chiếu), được chia ở đệ nhất quá khứ (imp.) với tiểu từ sma, nên câu trở thành quá khứ ở nghĩa sử động, nên được hiểu là Ngài là người đã thấy.

  • paśyati sma (đã thấy) là động từ trong câu này, với chủ từ āryāvalokiteśvarabodhisattvo (Bồ-tát Thánh Quán Tự tại) ở câu trước, câu này không lặp lại nên coi như chủ từ ẩn [17][15]

* tān + ca → tāṃśca

Hai từ này viết liền nhau theo luật sandhi 20:

-n + c/ch → -ṃś-c/ch- [18][16]

* तद् tad → तत् tān (m., acc., plur.)

  • tad, đại danh từ ngôi thứ 3 là mạo từ đứng trước svabhāvaśūnyān (tự tánh không) biến đổi như svabhāvaśūnyān ở Trực bổ cách (acc.), số nhiều (plur.), nam tính (m.) là tān (chúng).

  • Tiểu từ bất biến ca () nối hai câu, nó đứng sau chữ đầu tiên của câu thứ hai (sau tān) [19][17]

* शून्य śūnya (adj.) → śūnyān(m., acc., plur.)

Tính từ śūnya (không) biến đổi ở nam tính (m.), Trực bổ cách (acc.), số nhiều (plur.) → śūnyān

* [svabhāva + śūnyān] (bah.) → svabhāvaśūnyān

2 từ này tạo thành hợp từ Bahuvrīhi. Thành phần cuối śūnyān (không) xác định tính chất thành phần đầu svabhāva (tự tánh), có nghĩa tự tánh Không [20][18]

tān svabhāvaśūnyān (tự tánh không của chúng) ở Trực bổ cách vì nó chịu tác động trực tiếp của động từ paśyati sma (đã thấy).

[1] Xem thêm phụ lục Bảng từ hình biến hóa của danh từ nam tính có âm kết thúc –a.

[2] Xem thêm phụ lục Hợp từ.

[3] ārya khi kết hợp với avalokiteśvarabodhisattvo sẽ xuất hiện luật Sandhi 6:

–a/a + a/a → –ā–

ārya có âm tận cùng bằng –a gặp avalokiteśvarabodhisattvo có âm khởi đầu là –a thì chúng hợp lại thành mẫu âm dài ā (āryāvalokiteśvarabodhisattvo).

[4] Theo luật Sandhi 1: –aḥ +phụ âm có phát âm → –o + phụ âm nghe phát âm

Chữ bodhisattvaḥ có âm tận cùng bằng -aḥ gặp chữ kế sau nó (gambhīrāyāṃ) có âm khởi đầu là 1 phụ âm có phát âm g thì -aḥ → o (bodhisattvo ). (Xem phụ lục Bảng chữ cái Phạn ngữ.)

[5] Xem thêm phụ lục Động từ nhóm 1.

[6] Cách thành lập Phân từ hiện tại chủ động vị tự cách của động từ car (thực hiện) :

= thân động từ hiện tại + māṇa = (gốc động từ + -a) + māṇa

= (car + -a) + māṇa = cara + māṇa = caramāṇa

Sau đó nó sẽ biến đổi như tính từ và tương đồng với chủ thể āryāvalokiteśvarabodhisattvaḥ (Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại) về số, giới tính và sự kiện cho nên nó cũng ở Chủ cách (nom.), số ít (sing.) là caramāṇaḥ.

Xem thêm phụ lục Cách thành lập Phân từ hiện tại chủ động.

[7] Luật Sandhi 1: -aḥ + phụ âm có phát âm → -o + phụ âm có phát âm

Chữ caramāṇaḥ có âm tận cùng bằng -aḥ gặp chữ kế sau nó vyavalokayati có âm khởi đầu là phụ âm có phát âm v thì -aḥ → o (vyavalokayati).

(Xem phụ lục Bảng chữ cái Phạn ngữ.)

[8] Xem thêm Bảng từ hình biến hóa của danh từ nữ tính có âm kết thúc –ā.

[9] Quy luật kết thúc vần m: Nếu một từ kết thúc bằng âm -m và chữ kế sau nó bắt đầu bằng một phụ âm thì -m được chuyển ra tùy âm -ṃ.

[10] caryāṃ caramāṇo: Bản dịch Việt từ tiếng Anh trong Thiền Và Bát Nhã của Suzuki là thực hành tu tập.

[11] Tố từ sma theo ngay sau vyalokayati (chiêm nghiệm, chiếu, thì hiện tại, trực thuyết cách), để chỉ hành động diễn ra liên tục từ quá khứ suốt đến vị lai. Điều này có nghĩa là hành vi chiêm nghiệm diễn ra liên tục trong suốt thời gian hành Bồ-tát hạnh, cho đến khi đạt cứu cánh. (Thiền Và Bát Nhã – Suzuki)

[12] Động từ nhóm 10 chia ở hiện tại = thân hiện tại + tiếp vĩ âm hiện tại

Ở đây thân hiện tại của vyavalok là vyavalok-aya và tiếp vĩ âm hiện tại tương ứng với ngôi 3, số ít là -ti.

Xem thêm phụ lục Các tiếp vĩ âm của động từ.

[13] Xem phụ lục Bảng từ hình biến hóa của danh từ nam tính có âm cuối -a.

[14] Động từ dṛś (thấy) chia ở thì hiện tại (pre.), ngôi 3 số ít (sing.) là paśyati (đây là động từ bất quy tắc), thêm ở sau tiểu từ sma sẽ có nghĩa quá khứ (đã thấy).

[15] Trong Phạn ngữ, có khi chủ từ không được ghi ra, chỉ nhìn cách chia của động từ mà biết được chủ từ ẩn của nó.

[16] Theo luật sandhi 20: -n + c/ch → -ṃś-c/ch-

Thì tān có âm cuối n gặp chữ kế sau nó ca có âm khởi đầu là c thì n sẽ được đổi thành ṃś và 2 chữ viết liền nhau → tāṃśca.

[17] Các từ được xếp đồng hàng bằng tiểu từ bất biến ca (tiếng Hán gọi là bất biến hóa tiểu từ). ca đứng sau mỗi từ hoặc sau từ cuối cùng của nhóm chữ: X ca Y = XY ca = X và Y

Nếu ca nối hai câu thì ca khi nào cũng xuất hiện sau chữ đầu tiên của câu thứ hai.

[18] Đây là hợp từ Karmadhāraya dưới dạng Bahuvrīhi với thành phần đầu là śūnyān (không) và thành phần cuối là svabhāva (tự tánh). Và śūnyān là hình dung từ nên vị trí của hai thành phần được đảo lại (svabhāvaśūnyān).

Xem thêm phụ lục Hợp từ Bahuvrīhi.

Bình luận về bài viết này